1. Khái niệm về điện trở.
Điện trở là gì ? Ta hiểu một cách đơn giản - Điện trở là sự cản trở dòng điện của một vật dẫn điện, nếu một vật dẫn điện tốt thì điện trở nhỏ, vật dẫn điện kém thì điện trở lớn, vật cách điện thì điện trở là vô cùng lớn.
Điện trở của dây dẫn :
Điện trở của dây dẫn phụ thộc vào chất liệu, độ dài và tiết diện của dây. được tính theo công thức sau:
R = ρ.L / S
2. Điện trở trong thiết bị điện tử.
a) Hình dáng và ký hiệu :
Trong thiết bị điện tử điện trở là một linh kiện quan trọng, chúng được làm từ hợp chất cacbon và kim loại tuỳ theo tỷ lệ pha trộn mà người ta tạo ra được các loại điện trở có trị số khác nhau.
ẢNH CỦA- VĨNH
Hình dạng của điện trở trong thiết bị điện tử.
ẢNH CỦA- VĨNH
Ký hiệu của điện trở trên các sơ đồ nguyên lý.
b) Đơn vị của điện trở
b) Cách ghi trị số của điện trở
ẢNH CỦA- VĨNH
Trở sứ công xuất lớn , trị số được ghi trực tiếp.
3. Cách đọc trị số điện trở
Quy ước mầu Quốc tế
Mầu sắc | Giá trị | Mầu sắc | Giá trị |
Đen | 0 | Xanh lá | 5 |
Nâu | 1 | Xanh lơ | 6 |
Đỏ | 2 | Tím | 7 |
Cam | 3 | Xám | 8 |
Vàng | 4 | Trắng | 9 |
Nhũ vàng | -1 | ||
Nhũ bạc | -2 |
ẢNH CỦA- VĨNH
Điện trở thường được ký hiệu bằng 4 vòng mầu , điện trở chính xác thì ký hiệu bằng 5 vòng mầu.
* Cách đọc trị số điện trở 4 vòng mầu :
ẢNH CỦA- VĨNH
Cách đọc điện trở 4 vòng mầu
Cách đọc trị số điện trở 5 vòng mầu : ( điện trở chính xác )
ẢNH CỦA- VĨNH
4 - Thực hành đọc trị số điện trở:
ẢNH CỦA- VĨNH
Các điện trở khác nhau ở vòng mầu thứ 3
ẢNH CỦA- VĨNH
Các điện trở có vòng mầu số 1 và số 2 thay đổi .
Bài tập - Bạn hãy đoán nhanh trị số trước khi đáp án xuất hiện, khi nào tất cả các trị số mà bạn đã đoán đúng trước khi kết quả xuất hiện là kiến thức của bạn ở phần này đã ổn.
ẢNH CỦA- VĨNH
Bài tập - Đoán nhanh kết quả trị số điện trở.
5 - Các trị số điện trở thông dụng.
ẢNH CỦA- VĨNH Các giá trị điện trở thông dụng.
Ta không thể kiếm được một điện trở có trị số bất kỳ, các nhà sản xuất chỉ đưa ra khoảng 150 loại trị số điện trở thông dụng , bảng trên đây là mầu sắc và trị số của các điện trở thông dụng.
6 -. Phân loại điện trở.
ẢNH CỦA- VĨNH
Các điện trở : 2W - 1W - 0,5W - 0,25W
ẢNH CỦA- VĨNH
Điện trở sứ hay trở nhiệt
7 - Công xuất của điện trở.
Khi mắc điện trở vào một đoạn mạch, bản thân điện trở tiêu thụ một công xuất P tính được theo công thức
P = U . I = U2 / R = I2.R
ẢNH CỦA- VĨNH
Điện trở năm dưới cháy do quá công xuất
P = U2 / R = (12 x 12) / 120 = 1,2W
8 - Biến trở, triết áp :
Biến trở Là điện trở có thể chỉnh để thay đổi giá trị, có ký hiệu là VR chúng có hình dạng như sau :
Hình dạng biến trở và Ký hiệu trên sơ đồ
ẢNH CỦA- VĨNH
Biến trở thường ráp trong máy phục vụ cho quá trình sửa chữa, cân chỉnh của kỹ thuật viên, biến trở có cấu tạo như hình bên dưới đây
ẢNH CỦA- VĨNH
Cấu tạo của biến trở
Triết áp : Triết áp cũng tương tự biến trở nhưng có thêm cần chỉnh và thường bố trí phía trước mặt máy cho người sử dụng điều chỉnh. Ví dụ như - Triết áp Volume, triết áp Bass, Treec v.v.. , triết áp nghĩa là triết ra một phần điện áp từ đầu vào tuỳ theo mức độ chỉnh.
ẢNH CỦA- VĨNH
Ký hiệu triết áp trên sơ đồ nguyên lý.
ẢNH CỦA- VĨNH
Hình dạng triết áp Cấu tạo trong triết áp
9 - Điện trở mắc nối tiếp .
ẢNH CỦA- VĨNH
Điện trở mắc nối tiếp
10 - Điện trở mắc song song:
ẢNH CỦA- VĨNH
Điện trở mắc song song
11 - Điên trở mắc hỗn hợp:
ẢNH CỦA- VĨNH
Điện trở mắc hỗn hợp.
12 - Ứng dụng của điện trở
Điện trở có mặt ở mọi nơi trong thiết bị điện tử và như vậy điện trở là linh kiện quan trọng không thể thiếu được , trong mạch điện , điện trở có những tác dụng sau :
ẢNH CỦA- VĨNH
Đấu nối tiếp với bóng đèn một điện trở.
- Như hình trên ta có thể tính được trị số và công xuất của điện trở cho phù hợp như sau: Bóng đèn có điện áp 9V và công xuất 2W vậy dòng tiêu thụ là I = P / U = (2 / 9 ) = Ampe đó cũng chính là dòng điện đi qua điện trở.
- Vì nguồn là 12V, bóng đèn 9V nên cần sụt áp trên R là 3V vậy ta suy ra điện trở cần tìm là R = U/ I = 3 / (2/9) = 27 / 2 = 13,5 Ω
- Công xuất tiêu thụ trên điện trở là : P = U.I = 3.(2/9) = 6/9 W vì vậy ta phải dùng điện trở có công xuất P > 6/9 W
ẢNH CỦA- VĨNH
Cầu phân áp để lấy ra áp U1 tuỳ ý .
Từ nguồn 12V ở trên thông qua cầu phân áp R1 và R2 ta lấy ra điện áp U1, áp U1 phụ thuộc vào giá trị hai điện trở R1 và R2.theo công thức .
U1 = U.R1(R1 + R2)
Thay đổi giá trị R1 hoặc R2 ta sẽ thu được điện áp U1 theo ý muốn.
VD cho
U = 12V , R2 = 470 Ω, R1 = 680 Ω
U1 = ?
Cách 1 :
tìm dong I (A) qua R2,R1 :
I= U/ (R1+ R2)
I= 12/ 1150 = 0.01043 (A)
=> U1 = I.R1 =0.01043 x 680 =7,1( V)
Cách 2 :
dùng công thức trên
U1= U x R1/ (R1 + R2) = 12 x 680 / (680 +470) =7,1 (V)
Cách 1 cơ bản dùng cho tất cả các mạch điện.
Cách 2 chỉ dùng cho mạch cầu phân áp có 2 điện trở.
ẢNH CỦA- VĨNH
Mạch phân cực cho Transistor
ẢNH CỦA- VĨNH
Mạch tạo dao động sử dụng IC 555
xem giá xây nhà trọn gói 2018 : giá xây nhà trọn gói 2018 - sat thep 24h : http://satthep24h.net/ - khách sạn sài gòn : http://khachsansaigon.com.vn/ - mái hiên di động : http://maihiendidong.net.vn/ - cung cấp bạt giá rẻ : http://batgiare.com/ | IQOS Việt Nam : http://iqosvietnam.net